-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-

Có thể bạn chưa biết, 67% thành phần cấu tạo sụn khớp là collagen. Theo thời gian, từ 35 tuổi trở đi, khả năng tổng hợp collagen trong cơ thể ngày càng suy giảm, đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thoái hóa khớp. Để khắc phục tình trạng này, bạn cần bổ sung đầy đủ collagen cho khớp.
Cấu tạo của khớp và vai trò của sụn khớp
Cấu tạo của khớp xương
Khớp chính là phần tiếp nối giữa 2 đầu xương trong cùng một cơ thể, có bao khớp bao bọc xung quanh, có một lớp sụn mềm giữa 2 đầu xương và một loại dịch nhầy (dịch khớp) rất trơn để giúp khớp cử động một cách dễ dàng.
Khớp đóng vai trò là “điểm nối” giữa hai đầu xương trong cơ thể, hỗ trợ cơ thể vận động linh hoạt. Cấu tạo của khớp thường bao gồm:
- Dây chằng: như những dải băng co giãn gắn kết các xương với nhau khi cơ thể vận động.
- Cơ bắp: co duỗi để làm cho khớp chuyển động.
- Gân nối xương với cơ để chuyển sức co của cơ vào xương.
- Sụn là lớp mô bao lấy đầu xương để ngăn các xương tiếp xúc trực tiếp với nhau.
- Bao khớp (màng hoạt dịch) là lớp màng bao bọc quanh khớp. Lớp lót trong của bao khớp tiết ra dịch khớp để bôi trơn, giúp khớp hoạt động dễ dàng.
Vai trò của sụn khớp
Mỗi bộ phận cấu thành khớp đều rất quan trọng, trong đó sụn khớp đóng vai trò như một lớp đệm bảo vệ giữa hai đầu xương, giúp cho cơ thể có thể vận động, di chuyển dễ dàng mà không làm cọ xát các đầu xương.
Cấu tạo của sụn khớp bao gồm các tế bào sụn, chất căn bản và sợi liên kết. Trong đó thành phần chủ yếu là collagen và proteoglycan. Collagen chiếm khoảng 67% cấu tạo ở sụn khớp.
Khoảng 67% cấu tạo của sụn khớp là collagen
Theo thời gian và quá trình thoái hóa tự nhiên của cơ thể, lớp sụn khớp dần bị mòn đi do khả năng tự tổng hợp các chất cấu thành sụn khớp trong cơ thể bị suy giảm dẫn đến tình trạng thoái hóa khớp. Điều này giải thích nguyên nhân vì sao từ khoảng 35 tuổi trở đi, chúng ta bắt đầu có những dấu hiệu đau nhức xương khớp, chủ yếu là do thoái hóa.
Thoái hóa sụn khớp diễn ra như thế nào?
Thoái hóa khớp là tình trạng sụn khớp bị bào mòn, phá hủy lớp sụn bảo vệ xương, giảm dịch nhầy, gây ra các phản ứng viêm, sự chà xát dẫn đến đau nhức, hạn chế vận động. Các khoảng cách giữa các khớp dần biến mất khiến các đầu xương cọ xát vào nhau gây đau.
Để khắc phục tình trạng này, thông thường chúng ta sẽ sử dụng các chất hoạt dịch (glucosamine) để bôi trơn sụn khớp, giảm ma sát giữa các đầu xương. Tuy nhiên về lâu dài, nếu sụn khớp không được làm đầy trở lại, khoảng cách giữa các đầu xương ngày càng thu hẹp, ma sát tăng có thể dẫn đến tình trạng khớp bị tổn thương nghiêm trọng. Nguy hiểm hơn có thể phải thay khớp hoặc bị bại liệt.
Vai trò của collagen đối với sụn khớp
Trong cơ thể con người có rất nhiều loại collagen, tùy từng định dạng mà collagen sẽ phân bổ ở những bộ phận khác nhau. Riêng đối với sụn khớp, collagen chiếm tỷ lệ đến 67% trong thành phần cấu tạo. Chính vì thế, việc thiếu hụt collagen do quá trình thoái hóa tự nhiên ( cơ thể suy giảm khả năng tự tổng hợp collagen) có thể dẫn đến tình trạng sụn khớp bị bào mòn gây ra thoái hóa khớp.
Chính vì điều này, song song với bổ sung chất hoạt dịch bôi trơn sụn khớp (glucosamine) thì bổ sung đầy đủ các loại collagen sụn khớp cần mới chính là giải pháp thực sự giúp phục hồi sụn khớp, hạn chế các cơn đau do thoái hóa khớp.
Bổ sung collagen mới là giải pháp giúp phục hồi sụn khớp hiệu quả
Các loại collagen trong sụn khớp
Collagen tại sụn khớp chủ yếu là Collagen type II. Loại collagen này chiếm đến 90% trong thành phần cấu tạo. Tuy nhiên để tái sinh xương dưới sụn và khớp bền vững, ngoài collagen type II, khớp cũng rất cần sự hiện diện của các collagen khác như: IV, VI, IX, X, XI, XII, XIII, và XIV...
Vai trò của các loại collagen trong khớp
Bổ sung collagen cho khớp đúng cách
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại collagen type II cho khớp. Đối với các dạng collagen thông thường, do kích thước phân tử lớn nên khả năng hấp thu vào cơ thể có phần hạn chế. Để sử dụng hiệu quả, hàm lượng cần dùng phải đến 10.000mg/ngày, tương ứng với 10 - 13 viên nang uống. Điều này dẫn đến tâm lý “ngán thuốc” của người dùng, dễ dàng bỏ cữ thuốc nếu như không đau.
Hiểu được điều này, Genacol ra đời với công thức độc quyền AminoLock ® Collagen chứa các phân tử collagen siêu nhỏ dễ hấp thu giúp bạn chỉ cần dùng 1.200mg/ngày, tương ứng với 3 viên Genacol đã đủ mang đến hiệu quả tái tạo sụn khớp và giảm đau.
Bổ sung AminoLock ® Collagen bằng Genacol để giảm đau khớp và làm đầy lại sụn khớp bị thoái hóa đã và đang là sự lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng trên 40 quốc gia và các vận động viên chuyên nghiệp.
Bình luận
2 bình luận
Hello World! https://9mr7hm.com?hs=3b17eaf354cc1d183ad549649cff8f94&
23/11/2022xuxq4e
Hello World! https://ipak1s.com?hs=3b17eaf354cc1d183ad549649cff8f94& Trả lời
01/12/2022090pl1